Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Giãi bày Phong trào hát nhạc sống

Giãi bày Phong trào hát nhạc sống
Bắt đầu nổi lên vào trước tết năm ngoái, phong trào hát nhạc sống hiện nay trên địa bàn các huyện Tây Hòa, Đông Hòa, Phú Hòa… thực sự trở thành mốt chơi thịnh hành của những người yêu thích ca hát ở miền quê. Nhiều người cho rằng, đây cũng là một nét sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Tuy nhiên, xung quanh chuyện tổ chức ca hát cũng có nhiều vấn đề đáng bàn.

nhacsong111107.jpg
Phong trào hát nhạc sống đang nổi lên ở các miền quê. - Ảnh: T.HỘI
TRÒ GIẢI TRÍ THỜI THƯỢNG

Theo tìm hiểu của chúng tôi, phong trào hát nhạc sng đã lan đến từng khu dân cư ở các miền quê. Ban đầu, chuyện ca hát được tổ chức theo kiểu ăn theo “sự kiện” của một số gia đình “máu văn nghệ”. Từ đám giỗ, thôi nôi, sinh nhật, tân gia, cho đến mừng mua xe mới cũng tổ chức hát… Dần dà, hát nhạc sng trở thành “mốt”. Thường là các cặp vợ chồng trung niên hoặc những nhóm thanh niên, phụ nữ rủ nhau cùng chơi. Họ chơi theo kiểu hợp tác, từng gia đinh luân phiên đăng cai tổ chức hoặc có khi chọn một nơi trống trải giữa khu dân cư.

Phong trào ca hát này phổ biến đến mức đã có những sản phẩm và dịch vụ ăn theo, như dịch vụ bán các tuyển tập bài hát (lời bài hát được photo trên giấy, không có khuôn nhạc) ở các chợ quê, với giá 1.000 đồng/bài. Đi chợ dạo này, cũng hay bắt gặp các chị, các cô râm ran bàn kế hoạch tổ chức ca hát; có người còn ngồi giữa chợ tranh thủ lúc vắng khách cầm sổ luyện giọng.

Việc “khó xử” này không riêng gì ở địa phương nào, theo ông Nguyễn Thành Sơn- Phó trưởng phòng VH-TT huyện Phú Hòa, hiện phong trào hát nhạc sống ở huyện Phú Hòa cũng đang nổi lên mạnh mẽ. Thống kê trên địa bàn toàn huyện có khoảng 20 “dàn nhạc” chuyên phục vụ nhu cầu ca hát của người dân. “Chúng tôi cũng thấy được mặt tích cực của phong trào này, xét về khía cạnh sinh hoạt văn hóa. Tuy nhiên, việc quản lý làm sao để người dân tổ chức ca hát không gây ảnh hưởng đến nhiều người chúng tôi cũng đang gặp lúng túng”, ông Sơn nói.
Kéo theo trào lưu ca hát này là sự nở rộ các “dàn nhạc miệt vườn, chủ yếu theo kiểu ráp với nhau giữa một người có đàn (organ) và một người có giàn âm thanh. Thuê một n nhạc “hai thành viên” này về phục vụ cũng tốn kém không ít. Tùy theo thỏa thuận, nếu tổ chức hát trong khoảng 5 giờ trở lại thì ban nhạc tính 100.000 đ/giờ, còn nếu chơi vượt 5 giờ thì được tính giá thấp hơn.

“Hát nhạc sng, đem lại cảm giác thích thú hơn hát karaoke, vì âm thanh sống động, phong cách hát mới mẻ và ngẫu hứng hơn”. Đó là nhận xét chung của dân mê hát nhạc sống. Anh Đặng Văn Cự, ở Phước Mỹ, xã Hòa Bình 2 (huyện Tây Hòa) cho biết: “Sau những ngày lao động mệt nhọc, hát nhạc sng cũng là cách giải trí của nhiều người. Vì ở nông thôn hiện nay không có các dịch vụ giải trí, đáp ứng nhu cầu của người dân, nếu không ca hát thì chẳng biết làm gì”.

VỚI NHIỀU NGƯỜI LÀ PHIỀN TOÁI

Ca hát là sở thích của nhiều người, nhưng nếu tổ chức một cách tùy tiện về giờ giấc và địa điểm thì không thể chấp nhận được. Vì âm thanh của nhạc sng có cường độ khá lớn, khi một nhà tổ chức hát có thể khuấy động cả khu dân cư. Ông Nguyễn Luật Sư (60 tuổi) ở thôn Phước Mỹ, xã Hòa Bình 2 (huyện Tây Hòa) cho biết: “Khu dân cư nơi tôi ở, người ta tổ chức hát nhạc sng bất chấp thời gian hay địa điểm. Nhiều người có cảm giác như bị tra tấn khi buộc phải nghenhững âm thanh tức ngực ấy. Tôi kiến nghị ngành chức năng nên có qui định về việc tổ chức ca hát để khỏi ảnh hưởng đến sinh hoạt học tập, nghỉ ngơi của nhiều người”.

“Gần nhà tôi, có một nhóm người đủ thành phần, rất thường xuyên tổ chức ca hát. Những lần như thế, luôn có hiện tượng lúc đầu thì hát, nhưng về đoạn sau thì chỉ toàn… thét (do đã quá chén) đến đinh tai, nhức óc. Tôi thật sự ám ảnh”, ông Phan Trọng Hòa, ở thôn Phú Mỹ, xã Hòa Đồng (huyện Tây Hòa) cho biết.

Trưởng thôn Hội Cư, xã Hòa Tân Tây (huyện Tây Hòa) Lê Văn Dậy thừa nhận chuyện hát nhạc sóng ở nhiều khu dân cư thôn này đang bị lạm dụng quá đà. “Nhiều người trong thôn cũng phản ảnh đến tôi nhà này nhà nọ tổ chức hát ồnào, nhưng hiện Ban nhân dân thôn vẫn không thể chấn chỉnh hoạt động này, vì ngành chức năng ở cấp trên vẫn chưa chỉ đạo hướng giải quyết”.

 Đó cũng là quan điểm của chính quyền xã Hòa Tân Tây, ông Trần Văn Sang-Phó chủ tịch xã Hòa Tân Tây- thừa nhận: “Việc hát ca là một nhu cầu giải trí chính đáng của nhiều người. Tuy nhiên, có vấn đề bất cập là việc tổ chức ca hát của người dân rất tự phát, địa điểm, thời gian tổ chức ca hát không phù hợp, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhiều người; trong khi đó, hiện vẫn chưa có văn bản pháp qui nào quy định về việc tổ chức ca hát nhạc sng. Chính vì thế, chúng tôi cũng đang lúng túng không biết nên xử lý như thế nào”.    
  
THANH HỘI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét